Tuesday, January 20, 2009

Quân Trường Đồng Đế Nha Trang Tân Niên Hội Ngộ 2009






Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Quân Trường Đồng Đế Nha Trang
(Trường Hạ Sĩ Quan -Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa)
Trân trọng kính mời Quý Niên Trưởng, Quý Chiến Hữu, Đồng Môn, Thân hữu và Gia đình
đến tham dự buổi Tân Niên Hội Ngộ được tổ chức vào ngày:

31 tháng 1 năm 2009
tức mồng 6 Tết Nguyên Đán (Kỹ Sửu)

Địa Điểm:
Nhà Hàng Emerald Bay
5015 W. Edinger Ave
Santa Ana, CA 92704
Thời Gian: 11:30 – 3:30 PM.
714-775-5161

Sự hiện diện của qúy Niên Trưỡng, Chiến hữu, Đồng môn, Thân hữu và Gia đình là niềm vinh dự cho Ban Tổ Chức.

Để việc tiếp đón chu đáo xin qúy vị thông báo số người tham dự với Ban Tổ Chức qua những số điện thoại sau đây:


Phạm Hòa 310-245-2284
Lưu Anh Dũng 310-951-7324
Trần Anh Tuấn 714-468-9226

Tham dự mỗi người $25.00

e-mail: DongDeNhaTrang@gmail.com


THSQ-QLVNCH nơi đào tạo hơn 100,000 Hạ Sĩ Quan ưu tú , 2,000 Sĩ Quan Hiện Dịch và hơn 12,000 Sĩ Quan Trừ Bị của QLVNCH.

Monday, January 19, 2009

Tinh Thần Chương Dương SVSQ K5B/73 SQTB / Hoàng Sa



Sau gần một năm được huấn luyện, ngày ra trường rồi củng đến, tâm trạng vui buồn như đan xen vào nhau giữa các tân Sĩ quan, đêm 19-01-1974 tức 27 tháng chạp sau khi mọi việc chuẩn bị đã hòan tất, tòan thể khóa, các svsq tụ tập ở dưới Vũ đình trường chờ tiến hành các nghi thức của buổi lể mản khóa.

ĐT Cao nguyên Kiễu, Chỉ huy phó của trừơng có lời huấn từ vói tòan thể các tân Sĩ quan, trước khi chúc mừng các cánh chim đã cứng cáp từ đây trở đi sẽ nhận lảnh trách nhiệm mới , ĐT với giọng nói hào hùng vang rền trong không gian huyền ảo của đêm mãn khóa đã uất nghẹn thông báo cho tòan khóa biết rằng vào lúc trưa nay Hải quân Trung cộng đã xâm chiếm Quần đão Hòang Sa của nước ta, hải quân ta sau một trận chiến đấu ác liệt đã không thể giử được đảo và có nhiều chiến sỹ đã hy sinh, kẻ thù từ ngàn xưa đã xuất đầu lộ diện kể từ giờ phúc này nhiệm vụ của chúng ta nặng nề hơn, có thêm một kẽ thù nửa, kẻ thù muôn đời của dân tộc Việt, để mọi khóa sinh noi gương truyền thống tổ tiên tôi đặt tên cho khóa là Chương Dương, tòan thể các khóa sinh đồng loạt hô vang Chương Dương….Chương Dương ..dứơi bóng đêm mờ ảo của khói hương, tổ tiên việt đả về đây chứng giám nổi lòng của vị chỉ huy và các tân Sĩ quan Khóa Chương Dưong.

Với nhửng bài học về lịch sử ở nhà trường thời đi học, chúng tôi nghỉ rằng cuộc chiền đấu trong suốt chiều dài của tổ tiên Việt tưởng rằng đã đi vào dĩ vãng, nhưng oan nghiệt thay đến thời đại này khi thế giới đả có tổ chức LHQ để các nước có thể không thể bước qua để làm kẻ cứơp vậy mà vẩn có nước vẩn coi thường mọi luật lệ ngang nhiên chiếm đóng đất đai, hãi đảo của nước láng giềng, giờ đây ,phút này trong lòng chúng tôi cảm thấy có một sự đồng cảm sâu sắc với tổ tiên nước ta khi đất nước bị xâm chiếm bởi kẻ thù phương bắc.

35 năm đã trôi qua ,Hòang sa vẩn trong tay kẻ thù, Trừong sa một số đảo cũng bi mất và nhiều điều trước đây mọi người không biết thì giờ đây củng dần sáng tỏ. năm 1974 khi miền nam sau khi bi mất quần đão HS, đã ngây thơ yêu cầu miền bắc hảy vì đất nước tổ tiên từ ngàn xưa để lại cùng lên tiếng tố cáo trước LHQ hành động ngang ngược dùng vũ lực chiếm đóng HS của VN, nhưng Hà nội đã im lặng, điều gì đả khiến giới cầm quyền miền Bắc câm lặng. Theo lịch sử để lý giải cho việc này,sau khi ký hiệp đinh Paris để tìm hiểu hành động của Mỹ có muốn quay trở lại VN không, điều chứng minh cụ thể nhất là thử xâm chiếm một vùng đất nào đó và HS là mục tiêu . .

Qủa nhiên người Mỹ đả bỏ mặc cho Trung cộng chiếm HS, bài tóan đả có lời giãi, CS miền bắc lên kế họach để tiến chiếm luôn miền nam một năm sau đó,mà không sợ ngừơi Mỹ nhảy vào lần nửa, như vậy việc xâm chiếm HS của VN có thể là món quà của miền bắc để xác định lời giải rằng người Mỹ có thật sự ra đi và không trở lại cho dù miền nam có ra sao?

35 năm đã trôi qua các Chương dương ngày xưa khi rời trường với một tấm lòng đầy nhiệt huyết với hai kẻ thù ở hai vai, giờ đây qua nhiều kiếp nạn không biết còn lại bao nhiêu người, đã tản mạn khắp nơi trên trái đất này,và biết bao Chương Dương dã ở dưới lòng đất mẹ nhưng tinh thần của đêm 19-01-1974 đó thì bất diệt.

VN 19/01/2009
CHƯƠNG DƯƠNG



Ý NGHĨA LỊCH SỬ TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA
Trần Gia Phụng, Jan 19, 2009
Sự hy sinh của Ngụy Văn Thà và đồng đội trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-01-1974 là thiên anh hùng ca bất tử, mãi mãi vang vọng như nhạc hồn đất nước trong lịch sử hào hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Cali Today News - Trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-01-1974, đã được nói và viết đến nhiều. Nhân kỷ niệm 35 năm xảy ra trận hải chiến nầy, ở đây chỉ xin ôn lại vài ý nghĩa lịch sử của trận chiến anh dũng của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa.

1.- VIỆT NAM CỘNG HÒA

Trước hết, cần phải ghi nhận hoàn cảnh khó khăn của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) hay Nam Việt khi trận Hoàng Sa xảy ra: Hiệp định Paris (27-01-1973), cũng giống hiệp định Genève (20-7-1954) là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, mà giải pháp chính trị không rõ ràng, chỉ để cho quân đội Hoa Kỳ đơn phương rút quân trong danh dự mà thôi.

Trong khi quân đội Hoa Kỳ rút lui, Hoa Kỳ giảm, rồi ngưng viện trợ cho VNCH thì Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) hay Bắc Việt chẳng những không rút quân khỏi lãnh thổ VNCH, mà còn được Cộng sản Quốc tế (CSQT) tăng cường quân lực, liên tục tấn công VNCH.

Lợi dụng hoàn cảnh quân đội Hoa Kỳ rút lui và quân đội hai miền Nam và Bắc Việt Nam mải mê đánh nhau, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) hay Trung Quốc đưa hạm đội hùng hậu đánh chiếm Hoàng Sa ngày 19-01-1974.

Việt Nam Cộng Hòa ở thế lưỡng đầu thọ địch (hai đầu bị địch tấn công). Trong khi chiến đấu chống cộng sản Bắc Việt, Quân lực VNCH cương quyết chiến đấu bảo vệ tổ quốc, chống đánh tập đoàn bành trướng Bắc Kinh. Phải nhấn mạnh là toàn thể quân dân VNCH, từ trên đến dưới, một lòng cương quyết bảo vệ lãnh thổ của tổ quốc kính yêu.

Ngày 17-01-1974, trước những tin tức về việc các chiến hạm Trung Quốc hăm dọa quần đảo Hoàng Sa, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đến thăm Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng I Chiến Thuật, đã chỉ thị cho vị Tư lệnh HQ Vùng I là Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, chuẩn bị chiến đấu để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ.

Trong trận chiến nầy, Hải quân VNCH đã gây thiệt hại nặng nề cho hạm đội Trung Quốc, nhưng ngược lại, hạm đội Trung Quốc cũng gây thiệt hại không ít cho Hải Quân VNCH. Chiếc tàu bị thiệt hại nặng nhất về phía chúng ta là Hộ tống hạm HQ10 do thiếu tá Ngụy Văn Thà chỉ huy.

Hộ tống hạm HQ10 bị trúng đạn ở phòng máy chánh và bị nghiêng về bên phải. Phòng chỉ huy cũng bị trúng đạn. Cả chỉ huy trưởng cùng chỉ huy phó đều bị thương. Biết tình trạng chiếc tàu không thể cứu vãn, chỉ huy trưởng Ngụy Văn Thà ra lệnh cho chỉ huy phó Nguyễn Thành Trí và thủy thủ đoàn còn lại phải đào thoát. Toàn bộ thủy thủ đoàn yêu cầu chỉ huy trưởng cùng rời tàu luôn, nhưng Ngụy Văn Thà từ chối Ông cương quyết ở lại chết theo tàu. Nguyễn Thành Trí xin ở lại với chỉ huy trưởng, cũng không được chấp thuận.

Ngụy Văn Thà ở lại biển Đông, hy sinh thân mạng đền nợ nước, là một anh hùng dân tộc, tiếp nối truyền thống hào hùng của Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản… Sự hy sinh của anh em Hải quân VNCH ở Hoàng Sa ngày 19-01-1974 càng ngày càng thêm sáng ngời, nổi bật trước sự hèn nhát của nhà cầm quyền và bộ đội CSVN, hiện đang để cho Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải, mà chẳng dám lên tiếng.



2.- VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

Trước tin Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, nhà nước Bắc Việt, đảng Lao Động tức đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) và quân đội CSVN, thường tự mệnh danh là "quân đội nhân dân anh hùng, chiến thắng cùng một lúc hai đế quốc sừng sỏ là Pháp và Mỹ", đã hoàn toàn im lặng mà không dám lên tiếng.

Sở dĩ CSVN không dám lên tiếng vì từ năm 1950, Hồ Chí Minh đã nhiều lần sang Trung Quốc cầu viện để chống Pháp. Đảng Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) đã hết sức giúp đỡ CSVN. Trung Quốc giúp đỡ CSVN không phải vì tình nghĩa quốc tế cộng sản, mà chính vì để bảo vệ nền an ninh biên giới phía nam của Trung Quốc. Đảng CSTQ ào ạt viện trợ cho CSVN từ 1950 đến 1954. Viện trợ nhiều mà không có điều kiện để trả, thì chỉ còn cách duy nhất là nhượng bộ về chính trị, về giao dịch, về lãnh thổ…

Hiệp định Genève ký kết ngày 20-7-1954, chia hai nước Việt Nam tại vĩ tuyến 17, CSVN ở phía bắc và Quốc Gia Việt Nam (QGVN) ở phía nam. (QGVN đổi thành VNCH sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955.) Vì chủ trương đánh chiếm miền Nam bằng võ lực, CSBV cương quyết từ chối đề nghị của Liên Xô năm 1957, theo đó cả hai miền Bắc và Nam Việt Nam cùng vào Liên Hiệp Quốc như hai nước riêng biệt

Ở Bắc Việt, ngày 24-5-1958, Ban bí thư Trung ương đảng Lao Động chỉ thị tổ chức học tập chủ thuyết Mác-Lê để xây dựng miền Bắc tiến lên xã hội chủ nghĩa và tiến hành cách mạng ở miền Nam. Muốn tiến đánh miền Nam thì một lần nữa phải nhờ đến sự trợ giúp của Trung Quốc.

Vay nợ Trung Quốc từ năm 1950 chưa trả hết, nay CSVN một lần nữa lại muốn nhờ Trung Quốc tiếp tục giúp đỡ để tấn công VNCH, bành trướng thế lực cộng sản xuống phía Nam. Đây là hai lý do chính khiến thủ tướng CSVN là Phạm Văn Đồng đưa ra công hàm ngày 14-9-1958, tán thành quyết định về lãnh hải của Trung Quốc và triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc. Phạm Văn Đồng ký công hàm trên phải được sự đồng ý của Hồ Chí Minh và bộ chính trị đảng Lao Động. Quyết định nầy sẽ tạo ra những hậu quả không lường trước được.

Điểm sai lầm chiến lược lớn lao nhất, trở thành tội phản quốc, rước voi về giày mộ tổ, là CSVN đã dựa vào Trung Quốc để đánh miền Nam, viện cớ "chống Mỹ cứu nước". "Chống Mỹ cứu nước" chỉ là cái cớ để kích động lòng dân. Tuy nhiên, riêng cái cớ nầy cũng đã sai lầm. Trong lịch sử Việt Nam, Trung Quốc đã nhiều lần xâm lăng Việt Nam. Vào thế kỷ 15, nhà Minh chẳng những xâm lăng nước ta, mà còn muốn tiêu diệt toàn bộ nền văn hóa của chúng ta, đốt hoặc tịch thu sách vở, bắt bớ nhân tài, đập phá các bia đá… Ngược lại, trong lịch sử thế giới, sau thế chiến thứ hai, những nước bị bại trận trước Hoa Kỳ đều được Hoa Kỳ viện trợ, giúp đỡ tái thiết, và đều trở nên cường thịnh: Đức, Nhật Bản, Nam Hàn… Giữa tăm tối và ánh sáng, giữa đói nghèo và thịnh vượng, CSVN đã đi vào con đường tăm tối đói nghèo, như thi sĩ Nguyễn Du đã viết: "Ma đưa lối, quỷ đem đường, / Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi." (Kiều, câu 2665-2666).

Ngoài ra, cần chú ý rằng người Tây phương đến Việt Nam thường sẽ ra đi, vì văn hóa, phong thổ, khí hậu, đời sống người Tây phương khác hẳn với Việt Nam, nên rất ít người Tây phương chịu ở lại Việt Nam. Ngược lại, Trung Quốc ở sát nước ta, phong thổ, khí hậu, văn hóa, văn minh, đời sống gần giống người Việt Nam, nên một khi người Trung Quốc đến nước ta, thường sẵn sàng ở lại nước ta.

Nếu Bắc Việt và Nam Việt cùng vào Liên Hiệp Quốc theo đề nghị của Liên Xô năm 1957, thi đua xây dựng kinh tế, cùng nhau phát triển đất nước, thì không thể nào Trung Quốc tiến chiếm Hoàng Sa dễ dàng được. Đàng nầy, CSBV cố tình tiến đánh miền Nam, gây ra cuộc chiến, làm cho đất nước chia rẽ, điêu linh, yếu nghèo. Nam Việt bận chống lại Bắc Việt, bảo vệ nền tự do dân chủ ở miền Nam. Trung Quốc nhân cơ hội hai bên đánh nhau, và cơ hội Hoa Kỳ rút quân, liền bất ngờ đánh chiếm Hoàng Sa. Hoàng Sa tuy thuộc lãnh thổ của Nam Việt, nhưng cũng là lãnh thổ chung của Việt Nam, do cha ông người Việt để lại. Như thế, chính CSBV đã tạo điều kiện cho CSTQ tiến chiếm lãnh thổ Việt Nam. Có thể nói, đây là tội phản quốc hết sức lớn lao mà lịch sử không thể tha thứ được. Chính tội phản quốc nầy kéo theo những tội phản quốc về sau, khi CSVN ký các hiệp ước năm 1999 và 2000, nhượng đất (trong đó có thác Bản Giốc và ải Nam Quan) và nhượng biển trong vịnh Bắc Việt cho Trung Quốc.

3.- CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

Việc CSTQ đánh chiếm Hoàng Sa, đối với Trung Quốc, có nhiều ý nghĩa quan trọng:

Các triều đại quân chủ trước đảng CSTQ, đã nhiều lần đem quân xâm lăng Việt Nam, tìm đường xuống Đông Nam Á, đều bị người Việt Nam đẩy lui. Sau trận hải chiến ngày 19-01-1974, Trung Quốc đã chiếm được hải đảo chiến lược Hoàng Sa. Đây là một chiến công lớn lao của đảng CSTQ, vì CSTQ đã làm được việc mà tổ tiên họ không làm được.

Trung Quốc đã đầu tư dài hạn trong chiến tranh Việt Nam, tích cực giúp đỡ CSVN từ 1950 đến 1954. Sau năm 1954, tuy biết rằng CSVN chẳng có gì để trả nợ, nhưng vì âm thầm nuôi dưỡng ý đồ đen tối, CSTQ vẫn tiếp tục giúp đỡ Bắc Việt từ 1954 đến 1973, là năm ký hiệp định Paris. Theo đúng thời điểm Hoa Kỳ vừa rút quân khỏi Việt Nam, CSTQ liền xiết đất bù nợ mà CSVN đã thiếu Trung Quốc bấy lâu nay. Bắc Việt đành phải im tiếng cho kẻ thù truyền kiếp phương bắc cưỡng chiếm lãnh thổ do tổ tiên để lại.

Đây cũng là chiến công đầu tiên của Trung Quốc sau khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) ngày 25-10-1971, quyết định chấp nhận cho CHNDTH thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong tổ chức nầy. Từ đây, Trung Quốc là hội viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, một trong ngũ cường có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an LHQ. Chi tiết nầy cho thấy không phải khi đứng ngoài LHQ, Trung Quốc mới hung hăng, mà cả khi đứng trong LHQ, Trung Quốc cũng cường bạo không kém.

Chiếm được Hoàng Sa, CSTQ đặt được một đầu cầu để tiến xuống phía nam và vào biển Đông. Có lẽ cần để ý đến cách đặt địa danh của Trung Quốc trong Thái Bình Dương. Biển phía đông Việt Nam, Trung Quốc đặt tên là Biển Trung Quốc (Mer de Chine = China Sea). Biển và quần đảo Indonesia, Trung Quốc đặt tên là Nam Dương Quần Đảo, tức là quần đảo trong biển phía nam của Trung Quốc. Như thế Trung Quốc muốn chứng tỏ rằng vùng biển nầy là của Trung Quốc. Từ lâu, Trung Quốc khao khát tìm đường xuống phía nam.

Vùng biển nầy lại hứa hẹn nhiều tiềm năng về dầu hỏa dưới lòng biển, mà nhiều nước trên thế giới và cả các nước Đông Nam Á đang dòm ngó, nhất là từ khi các hảng dầu khí của Hoa Kỳ tuyên bố tìm thấy nhiên liệu quý hiếm nầy ở thềm lục địa Việt Nam từ năm 1973. Dầu hỏa là nhiên liệu chiến lược mà tất cả các nước phát triển trên thế giới đều cần đến. Các nước Tây phương đã khai thác, mua bán dầu ở Trung Đông và Nam Mỹ, trong khi Trung Quốc phát triển sau các nước Tây phương, đang rất cần dầu hỏa cho nền kỹ nghệ của Trung Quốc.

Vì vậy, khi Hoa Kỳ quyết định rút lui khỏi Việt Nam, Trung Quốc liền chụp lấy cơ hội để đánh chiếm Hoàng Sa, mở đường vào biển Đông.

4.- HOA KỲ

Từ khi đảng CSTH thành công và thành lập chế độ CHNDTH năm 1949, người Hoa Kỳ rất lo ngại sự bành trướng của cộng sản. Từ tháng 1-1950, thượng nghị sĩ Joseph Raymond McCarthy (1908-1957), thuộc đảng Cộng Hòa, tiểu bang Wisconsin, phát động chiến dịch tố cộng, thịnh hành đến nỗi người ta gọi là chủ thuyết Carthyism.

Hoa Kỳ bắt đầu can thiệp vào Đông Dương để chận đứng làn sóng cộng sản, công nhận chính thể Quốc Gia Việt Nam (QGVN) do cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu ngày 4-2-1950. Từ đó, Hoa Kỳ viện trợ càng ngày càng nhiều cho Đông Dương qua tay người Pháp.

Sau hiệp định Genève ngày 20-7-1954, Hoa Kỳ thay chân Pháp ở Việt Nam, giúp chính phủ QGVN rồi VNCH xây dựng miền Nam thành một quốc gia mạnh mẽ để chống cộng. Do sự hiện diện của đoàn cố vấn Hoa Kỳ, Bắc Việt đưa ra khẩu hiệu "chống Mỹ cứu nước", tiến đánh miền Nam.

Từ thập niên 60, trong khi Bắc Việt mở cuộc chiến tranh xâm lăng miền Nam, Hoa Kỳ càng ngày càng tăng viện cho Nam Việt, nhưng đồng thời Hoa Kỳ bắt đầu nhận ra rằng CSQT không phải là một khối thống nhất, mà giữa Liên Xô và Trung Quốc có nhiều chia rẽ, tranh chấp. Nếu Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ cho Nam Việt, hai nước Liên Xô và Trung Quốc sẽ tạm thời bắt tay nhau để cùng giúp Bắc Việt. Muốn cho hai nước Liên Xô và Trung Quốc không xích lại gần nhau, Hoa Kỳ cần phải thay đổi chiến lược, rút ra khỏi Việt Nam, kiếm cách bắt tay với Trung Quốc để gây chia rẽ giữa hai cường quốc cộng sản Nga Hoa.

Sự giao thiệp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc bắt đầu bằng cuộc giao đấu bóng bàn hữu nghị giữa hai đội bóng bàn Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày 14-4-1971 tại Nhân Dân Đại Sảnh Đường Bắc Kinh do thủ tướng Trung Quốc là Chu Ân Lai chủ tọa. Ba tháng sau, Henry Kissinger, cố vấn An ninh quốc gia của tổng thống Richard Nixon, bất ngờ đến Bắc Kinh gặp Chu Ân Lai ngày 9-7-1971.

Sự liên lạc giữa hai bên đưa đến kết quả ngày 25-10-1971, Đại hội đồng lần thứ 26 của Liên Hiệp Quốc chấp nhận CHNDTH thay thế Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) giữ ghế đại biểu của Trung Quốc, mà không gặp phản ứng phủ quyết của Hoa Kỳ. Như thế, vì quyền lợi của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh lâu năm là THDQ.

Tuy chưa chính thức công nhận CHNDTH, nhưng cuộc viếng thăm Bắc Kinh của tổng thống Richard Nixon bắt đầu từ ngày 21-2-1972, mặc nhiên chính thức hóa cuộc bang giao giữa hai nước. Từ đây, hai nước bắt đầu mở Văn phòng liên lạc tại thủ đô hai bên.

Trong khi đó, Hoa Kỳ thương thuyết với Bắc Việt và ký hiệp định Paris ngày 27-01-1973, đơn phương rút quân khỏi Việt Nam, mà lực lượng CSBV vẫn còn chiếm đóng lãnh thổ Nam Việt. Sau hiệp định Paris, Hoa Kỳ giảm viện trợ rồi cuối cùng cắt hẳn viện trợ cho Nam Việt (VNCH), trong khi CSQT tiếp tục tăng thêm viện trợ cho Bắc Việt để Bắc Việt tăng cường tấn công Nam Việt.

Đang lúc tình hình đang rất khó khăn cho Nam Việt, Trung Quốc đưa hạm đội đánh chiếm Hoàng Sa. Đương nhiên Hoa Kỳ, với những phương tiện thám thính khoa học không gian dư biết việc chuyển quân trên biển của Trung Quốc, nhưng Hoa Kỳ làm ngơ, hoàn toàn không giúp đỡ gì VNCH, để làm vui lòng người bạn mới giao thiệp là CHNDTH. Có tài liệu cho biết thêm rằng tàu chiến Hoa Kỳ đang di chuyển gần hải đảo Hoàng Sa, cũng không can thiệp giúp đỡ những binh sĩ VNCH đang lâm nạn trên biển cả.

Năm 1971, Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh Trung Hoa Dân Quốc tại LHQ. Sau năm 1973, Hoa Kỳ bỏ rơi tiếp đồng minh VNCH, mà một thời Hoa Kỳ đã từng ca ngợi là tiền đồn chống cộng của thế giới tự do.

KẾT LUẬN

Trước hết, ca dao Việt Nam có câu: "Khôn ngoan đối đáp người ngoài,/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.". Chính vì CSVN khôn nhà dại chợ, vì tham vọng quyền lực, quyết chí tấn công miền Nam, làm tiêu hao tổng lực dân tộc, nên Trung Quốc mới thừa cơ chiếm được hải đảo Hoàng Sa, làm bàn đạp để tiến xuống phía Nam.

Thứ đến là các thế lực bên ngoài, dầu Cộng sản Quốc tế hay Tư bản Quốc tế, đến Việt Nam đều vì quyền lợi của nước họ, chứ chẳng có chuyện tình nghĩa xã hội chủ nghĩa và cũng chẳng có chuyện thương yêu gì dân tộc Việt Nam. Cũng cần lưu ý thêm rằng tư bản và cộng sản là hai thế lực tương khắc nhưng tương sinh. Vì có cộng sản, tư bản Hoa Kỳ mới đến Việt Nam. Vì có tư bản Hoa Kỳ đến Việt Nam, cộng sản Bắc Việt mới nhờ cộng sản Trung Quốc đánh miền Nam. Khi tư bản Hoa Kỳ vừa quay lưng đi thì CSTQ nhào vào, chiếm liền hải đảo của chúng ta. Chẳng có người nước ngoài nào thương yêu dân tộc chúng ta. Nếu người Việt Nam mà cũng không thương yêu dân tộc mình thì càng tệ hại hơn nữa.

Ngày 19-01-1974, CSTQ đặt chân đến Hoàng Sa. Đây mới chỉ là bước đầu để CSTQ tiến vào biển Đông. Chắc chắn CSTQ sẽ còn tiến xa hơn nữa. Nếu một ngày kia, CSTQ trang bị thêm nhiều hàng không mẫu hạm, nhất là hàng không mẫu hạm chạy bằng nguyên tử lực, thì chắc chắn biển Đông sẽ dậy sóng, làm chấn động chẳng những các nước Đông Nam Á mà cả các nước trên thế giới.

Cuối cùng, sau khi "chống Mỹ cứu nước", tiêu hao hàng triệu sinh mệnh của thanh niên và đồng bào toàn quốc, lại mất đất mất biển vào tay Trung Quốc, chắc chắn CSVN đã ngộ ra được hai điều: Thứ nhất CSTQ hành động hoàn toàn theo quyền lợi Trung Quốc, không có chuyện tình nghĩa xã hội chủ nghĩa anh em, và sẵn sàng chiếm đất chiếm biển của nước ta. Thứ hai, nếu muốn Việt Nam tiến bộ thì phải hướng về Mỹ, nên sau năm 1975, CSVN tìm tất cả các cách để được Mỹ thừa nhận và giúp đỡ. Khi rước Mỹ "cứu nước", đảng CSVN xem như tự thú nhận là đã sai lầm trong quá khứ, một sai lầm đã giết hại hàng triệu sinh linh vô tội. Một đảng cầm quyền sai lầm trầm trọng như thế, không đáng đáng tin cậy để tiếp tục cầm quyền.

Trở về với trận hải chiến Hoàng Sa, nhân kỷ niệm ngày 19-01-1974, xin tất cả người Việt Nam hãy cùng nhau thắp nén hương lòng, tưởng nhớ sự hy sinh cao cả của cố trung tá Ngụy Văn Thà và các đồng đội của ông, đã anh dũng chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược, bảo vệ non sông gấm vóc do tổ tiên để lại. Sự hy sinh của Ngụy Văn Thà và đồng đội trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-01-1974 là thiên anh hùng ca bất tử, mãi mãi vang vọng như nhạc hồn đất nước trong lịch sử hào hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam.

TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, 19-01-2009)

Sunday, January 18, 2009

Tân Xuân Hội Ái Hữu Quân Trường Đồng Đế / DenVer Colorado /Connecticut USA / Tham Du Tan Nien Hoi Ngo 2009 Nam Cali







Tham Dự Tân Niên Hội AHQTĐĐNT 1/31/2009

Tân Niên Đồng Đế: ( Danh sách sẽ được cập nhật hóa thường xuyên)

1 Bàn Confirmed Sheriff Jerry Berry- Hội Bảo Tồn Quân Xa Hoa Kỳ Military Vehicle Preservation Association- The Vietnam War Living History Group ( Tham Dự Đại Nhạc Hội Tạ Ơn Anh ngươì Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa)- Monte Hom Producer Military documentary History Channel - 20 Quân Xa xữ dụng trong Chiến Tranh Việt Nam , gồm M35A2, M37, M38, M151A1, M151A2, Hummer, Mules, MB , M146, M100 ....................- Display Quân Trang, Quân Dụng xử dụng trong Chiến Tranh Việt Nam)

1 Bàn 14 Người confirmed Marines Corps Major Bill Mimiaga - Hội Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ Tham Chiến Tại Việt Nam Vietnam Veteran Of America Chapter 785 - Đòan Motor Harley Davidson của các Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ Tham Chiến tại Việt Nam từng tham dự RUN FOR THE WALL "from California to Washington D.C."

1 Bàn. - Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam California
- Hội Bảo Tồn Truyền Thống Quân Lục VNCH ( Tham dự ASIA production)
- Hội SVSQ Thủ Đức Dong De / San Jose 1 Bàn Confirmed Huynh Truơng Lac San Diego
- Hội SVSQ Thủ Đức / Đồng Đế San Diego
- Liên Hội Cựu Chiến Sĩ San Diego
- Trung Úy Bác Sĩ Vũ Thanh Vân BDQ 1 Bàn Confirm với Trần Anh Tuấn
- Gia Đình Bà Quả Phụ Cố Trung Úy Trương Tuấn Khanh

2 Bàn ( 21 Người) Confirmed với Lưu Anh DũngKhoa 3,4 - 1972
Nguyên Thanh Hà ( V.A ) (725) : 3
- Lâm Quang Phục (724) : 1
- Nguyễn Hông Chương ( 725) : 1
- Tạ Công Quyền (724): 2
- Lê Đại Khoa (724): 2
- Lê Văn Giao (725): 1
- Lê Thiêu Lăng (725): 1
- Tạ Quan NHứt (725): 1
- Da`o Thế Ma.ch (724): 2
- Dinh Tuan Hu`ng( 724): 1
- Lương Mạnh Qua^n (726): 1
- Nghiem Xuân De^`(724): 1
- Lưu Anh Dũng ( 2)
- Từ Đặng An (725): 2- Dinh Thiet Cuong (724): 1

2 Bàn NT Trần Đình Diem confirmes (20 Người)
- Nien Truong Khoa 1,2 va 3 HD
- Tran Dinh Diem
- Chu Trong Ngu
- Ho Dac Huan
- Nguyen The Nhiem
- Le Huu Chieu
- Nguyen Huu Lo
- Do Tien Duc

1 bàn
Khoa 10B72 SVSQ va Gia Dinh

1 Bàn Confirmed anh Toàn và anh QúyKhoa 11-72 ( 5 Nguoi)
- Nguyen Toan và Thân Hưu các Khóa Thủ Đức
Khoa 68
- Vo Van Quý
- Nguyen Ngoc Bích
- Pham Van Lượng

1 Bàn Nghệ Sĩ confirmed Lưu Anh Dũng
- Ca sĩ Lệ Hằng
- Ca Sĩ Vi Vân
- Ca sĩ Minh Hạnh
- Ca sĩ Tuyểt Dung
- Ca sĩ Tuyết Hạnh, Xuân Thu
- Ca Sĩ Xuân Thy & Xuân Hà
- Ca Sĩ Thế Dũng
- Ca Sĩ Thái Bình-
- Ca Sĩ Xuân Sơn
- 4 Ca Sĩ thân hữu Tuyết Hạnh
- Ban Hợp Ca Quân Trường Đồng Đế,
- Ban Nhạc KBC 4311

1-Bàn Called on dien thoai va e-mails
- Các Khóa SQTB mùa hè đỏ lữa

Sunday, January 11, 2009

Chưa tròn hẹn ước .





Anh có hẹn một ngày anh trở lại
Đưa em về quê chồng xứ Quãng Nam
Qua Điện Bàn có vườn cây xanh trái
Tháp Bằng An di tích giống dân Chàm

Anh có hẹn đưa em về Đại Lộc
Thăm ngoại anh chiều dệt lụa ,chăn tằm
Cầu Ái Nghĩa con đò qua mấy nhịp
Để ngoại buồn chờ đợi biết bao năm

Anh có hẹn đưa em về Cẩm Lệ
Quê nội anh bên sông nước Thu Bồn
Đã bao lần thuyền xuôi qua cửa bể
Anh chưa về nên mắt nội héo hon

Anh có hẹn mai không còn chinh chiến
Đưa em về quê chồng cạnh Trường Sơn
Vì nhiệm vụ anh không tròn ước nguyện
Đợi chờ anh năm tháng khóc tủi hờn

Anh có hẹn mà anh chưa về đến
Con chúng mình nơi quê ngoại lớn khôn
Cũng trái ngọt ,cây xanh tình yêu mến
Sông buồn như quê nội bến Thu Bồn

Anh có hẹn mà không tròn hẹn ước
Để em buồn năm tháng mỏi mòn trông
Xin cầu nguyện hòa bình trên đất nước
Để một mai em về đến quê chồng .

SVSQ Lê Chiến khóa 8/72

Thủ Đức 2009 Tân Xuân Hội Ngộ







Quân Ðội và Chính Trị

Ðể trả lời câu hỏi: các hội Cựu Quân Nhân có nên tham gia hoạt động chính trị không?

Không riêng cựu quân nhân, mà bất kỳ một đoàn thể nào sinh hoạt trong xã hội cũng đều có quyền và có nghĩa vụ tham gia vào các hoạt động chính trị địa phương hay cao hơn vào hoạt động chính trị của quốc gia. Danh từ Chính Trị từ lâu đã bị hiểu bó hẹp trong phạm vi tranh chấp quyền lực trong chính quyền và mang ý nghĩa không hay về những màn ma nớp do những nhà chính trị chuyên nghiệp tạo ra. Thực ra chính trị có tính cách tổng quát và ảnh hưởng sâu rộng đến mọi khía cạnh sinh hoạt chung.

Chính Trị Là Gì?

Theo quan niệm triết học Ðông phương có từ ngàn xưa, Chính (政) là ngay thẳng, Trị (治) là sửa đổi. Chính trị là sưả đổi, làm cho ngay thẳng. Các nhà Nho học xưa tâm niệm về con đường hoạt động của kẻ sĩ: “Cách vật, Trí tri, Tu thân, Tề gia, Trị quốc , Bình thiên hạ.” Từ thấp lên cao, kẻ sĩ phải học hỏi để hiểu biết về khoa học tự nhiên, rèn luyện tư duy (Cách vật, Trí tri), tu sửa bản thân, học hỏi điều đạo đức, chỉnh đốn gia đình nề nếp (Tu thân, Tề gia), sau đó đem sở học ra giúp đời, phục vụ đất nước, bình định cả thiên hạ (Trị quốc, Bình thiên hạ). Chính trị không gói gọn trong công việc nhà nước đơn thuần về hành chánh, mà bao gồm nhiều lãnh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội...là đóng góp làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn dù đang ở trong địa vị xã hội nào. Một vị thức giả mở trường dạy học là đào tạo nhân tài trong tương lai; một nhà nông có sáng kiến trong việc canh tân, phát triển nông nghiệp; một tu sĩ rao giảng điều lành, một hiệp sĩ đứng ra bảo vệ kẻ yếu trước cường hào: tất cả đều là công việc chính trị. Xưa, vua Vũ đắp đê ngăn nước lụt sông Hoàng Hà cũng là công việc chính trị (Trị Thủy). Vậy chính trị là công việc chung của mọi tầng lớp trong xã hội để làm cho xã hội tốt đẹp hơn.

Quan niệm của Tây phương cũng không khác là bao. Chữ Chính Trị (Politics) do từ chữ POLIS của Hy Lạp, nghĩa là “đô thị”. Hàng ngàn năm trước đây, khi toàn thế giới còn ở trong tình trạng hoang dã, thì trên mảnh đất Hy Lạp (Greece) ngày nay, có những tổ chức quốc gia nhỏ bé tầm cở những đô thị. Họ gọi là Quốc gia Ðô thị (City-States), với dân số chừng vài ngàn người. Quốc gia đô thị theo chế độ Cộng hoà (Republic) mà theo sự phân loại của Platon là chế độ tốt đẹp nhất, vì mọi người cùng tham gia thảo luận quyết định trên cơ sở quyền lợi chung của tất cả công dân. Do tính chất nhỏ bé của Quốc gia đô thị, chế độ cộng hoà đã được thực thi nghiêm chỉnh bảo đảm cho mọi công dân hành sử quyền mình. Từ đó, chữ chính trị được quan niệm là công việc điều hành chung của tập thể xã hội. Tại Hoa Kỳ, chính trị là công việc điều hành từ Hạt (county), thị xã (city), lên đến Tiểu bang, Liên bang. Cũng là công việc điều hành trong các tổ chức, hội đoàn nhằm cải thiện sinh hoạt, đòi hỏi chính đáng cho những nguyện vọng cá nhân, tập thể. Người cầm quyền làm chính trị là thi hành chức năng hiến định của mình đem lại an cư, bảo đảm dân sinh. Ngược lại người công dân làm chính trị là đóng góp ý kiến qua báo chí, thỉnh nguyện, qua hình thức lobby, qua bầu cử, ứng cử. Họ tổ chức meeting, biểu tình, tham gia những cuộc chạy bộ, đua xe để biểu lộ ý kiến về bất cứ đề tài gì trong cuộc sống: Phá thai hay bảo vệ hài nhi, ủng hộ hay chống sự đồng tính luyến ái, bảo vệ môi sinh chống ô nhiễm, đòi hỏi một tỉ lệ nhập học cho thành phần giới tính, chủng tộc mình.... Nói chung là tất cả, tất cả những gì liên quan trong đời sống đều là đề tài cho sinh hoạt chính trị.

Con Người và Chính Trị

Là một phần tử căn bản của xã hội, ngay khi sinh ra, lớn lên, con người dù muốn dù không đã là một chủ thể, vừa là một đối tượng của sinh hoạt chính trị. Dù sống giữa đô thị lớn ồn ào chen chúc, hay lánh mình về một thôn xóm hẻo lánh, con người, với tư cách công dân, không thể thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng của mọi sinh hoạt chính trị trong nuớc, cũng như những biến chuyển trọng đại của thế giới Có những phạm trù về chính trị diễn biến theo thứ tự như sau:

Ý thức Chính trị (Consciousness):

Biết phân biệt cái đẹp, cái xấu; biết điều này là thiện, điều kia là ác; biết điều đúng, điều sai, con người đã có một ý thức chính rị. Ða số con người có tư tưởng hướng thượng, mưu cầu điều tốt đẹp cho bản thân và tha nhân. Nhờ nhận thức, con người nhìn vào chính quyền, vào xã hội mà phán xét đúng sai dựa trên trình độ và quan điểm của mình. Ý thức chính trị do tự bản năng cảm nhận và được bồi dưỡng thông qua sự giáo dục của hệ thống xã hội. Vì thế, nó không thể nào không bị uốn nắn theo chiều hướng chung của xã hội qua tập đoàn cầm quyền thống trị. Hàng chục năm cầm quyền ở miền Bắc, bọn Cộng sản đã nhào nặn ra những thế hệ có những ý thức chính trị sai lạc, mù quáng để dễ bề sai khiến. Cái ý thức này ăn sâu đến nỗi sau 1975, nhiều người miền Bắc vào Nam, nhìn thấy rõ mặt thật của hai chế độ, mà vẫn khăng khăng bào chữa cho Cộng sản, vì quả thực thì phân tích, nhận thức cái đúng cái sai cũng chờ một quá trình chuyển hướng và cọ xát với sự thực.

Lập trường Chính trị (Standpoint):

Sau khi có ý thức, con người sẽ phải lựa chọn cho mình một cách dứt khoát giữa những khuynh hướng khác nhau, xác định lập trường (standpoint) là đứng hẳn về một phía mà mình cho là hay nhất (take side). Anh có thể cho điều không tốt đối với tôi là hay tốt đối với anh. Ðược thôi, đó là sự lựa chọn cá nhân của anh (personal choice), điều căn bản của chế độ dân chủ. Vì anh là một chủ thể, anh có quyền lựa chọn riêng dựa trên hiểu biết và suy luận của anh. Có nhiều trường hợp, anh có thể đứng trung lập (neutral), nhưng cũng trong nhiều trường hợp khác, anh phải chọn một, chỉ một mà thôi; ví dụ giữa Cộng sản và Tự do, không có con đường trung dung.

Thái độ Chính trị (Behaviour):

Sự ra đi của một triệu đồng bào miền Bắc vào Nam năm 1954, sự vượt thoát của hàng trăm ngàn đồng bào miền Nam sau 1975 dù qua bao hiểm nguy trên biển cả, trăm phần chỉ có một phần sống, là biểu hiện thái độ chính trị với chính quyền Cộng sản. Trong các trại giam, anh em ta làm việc cầm chừng, miễn cưỡng hay phá hoại ngầm cũng là biểu hiện thái độ chính trị. Nói chung, đã có ý thức và lập trường là phải có thái độ. Thái độ có khi cần biểu lộ tích cực, có khi tiềm ẩn qua sự chịu đựng nhưng bất phục mà Cộng sản thường gọi là: “nín thở qua sông.”

Nhiệm vụ Chính trị và Hoạt động Chính trị (Obligation and Activities):

Ðây là điểm mấu chốt gây nhiều tranh cải nhất. Thông thường, người ta hiểu hoạt động chính trị là tham gia các đoàn thể. đảng phái, đấu tranh vào chính quyền dành cho mình quyền lực. Nhu cầu quyền lực (Need for Power) là tất yếu cũng như nhu cầu hiển đạt của cá nhân (Need for Achievement). Trong sinh hoạt tại các quốc gia dân chủ, luôn luôn có những Chính đảng (Political Parties) và những Ðoàn thể áp lực (Pressure Groups/ Interest groups). Chính đảng có tính cách toàn dân, là tập hợp những người chung khuynh hướng chính trị, thực hiện ba chức năng chính: Giáo dục quần chúng, đấu tranh dành quyền lực, và thực thi chương trình hành động của mình. Ðoàn thể áp lực hay còn gọi là đoàn thể quyền lợi, đại diện cho quyền lợi nhóm, thành phần xã hội, không có mục tiêu dành chính quyền, mà chỉ áp lực tranh đấu cho quyền lợi cá biệt của tập thể mình. Tại Mỹ, ta thấy có những đoàn thể lớn như các Công đoàn đại diện cho quyền lợi từng loại công nhân, đến các hội nhỏ như hội săn bắn, câu cá... Họ vận động (lobby) với lập pháp tại các cấp để đòi hỏi cho mình những quyền lợi. Có khi quyền lợi đó chỉ là sự thoải mái trong vấn đề giải trí thôi. Nhưng dù ít dù nhiều, các hội đoàn cũng rất có ảnh hưởng trong các cuộc tranh cử hành pháp, lập pháp các cấp.

Ngay cả khi không đứng trong một đoàn thể nào, cũng là một sự biểu hiện thái độ chính trị; và khi đã lên tiếng về một vấn đề nào, thì đó là một hành động chính trị. Chính đảng hoạt động qua việc tuyển mộ, tổ chức, giáo dục chính trị cho đảng viên và quần chúng. Vì thế phải có cương lĩnh sắc bén, có kỷ luật cao độ. Ðoàn thể thì tập họp trên cơ sở nội quy, có chương trình gọn nhẹ và hạn chế.

Cựu Quân Nhân và Chính Trị

Khi còn trong quân ngũ, chúng ta thường nghe kêu gọi rằng quân đội không làm chính trị. Ðiều đó có nghĩa rằng tập thể quân đội không phải là một chính đảng để ra tranh quyền, ứng cử vào các chức vụ hành pháp, lập pháp. Vì quân đội là công cụ của quốc gia để bảo vệ lãnh thổ, giữ gìn an ninh cho dân chúng. Quân đội hoàn toàn đứng ngoài, hay đứng trên hết thảy mọi đảng phái. Dù đảng nào cầm quyền, Ðại Việt, Cần Lao, Dân Chủ, quân đội vẫn tuân hành mệnh lệnh của nguyên thủ quốc gia mà theo hiến pháp là Tổng tư lệnh quân đội. Quân đội không làm chính trị là không một ai có thể nhân danh quân đội ra tranh cử, cũng như quân dội không đề cử ai đại diện mình trong các cuộc bầu cử. Quân đội đứng ngoài mọi tranh chấp quyền lực với các đoàn thể, đảng phái. Quân đội không theo thuyết Tam dân, chẳng theo thuyết Dân tộc sinh tồn, mà chỉ có một lý tưởng chung là phục vụ Tổ quốc và Dân tộc. Bất cứ quân đội nào cũng phải có một ý thức chính trị rõ rệt. Ðó là ý thức dân tộc; và phải thi hành một nhiệm vụ chính trị, đó là bảo quốc an dân. Trong thế tranh chấp Quốc Cộng, quân đội khẳng định lập trường chính trị của mình là đứng về phía dân tộc chống chủ nghĩa quốc tế, đứng về hữu thần chống vô thần, đứng về đạo lý truyền thống chống lại lý thuyết phi nhân. Ngoài dũng cảm chiến đấu nơi chiến trường, quân đội phải lo thu phục nhân tâm, đấu tranh địch vận kêu gọi cán binh cộng sản quay về với chính nghĩa quốc gia; tự củng cố để chống lại binh vận cộng sản vốn dùng mọi thủ đoạn vừa khủng bố, vừa mua chuộc, gài bẫy để ép buộc quân sĩ ta theo chúng.

Trong những quốc gia đang phát triển, quân đội đảm nhiệm vai trò quan trọng hơn hết các thành phần khác; vì quân đội là một tập hợp có tổ chức, có kỷ luật, bao gồm những thành viên ưu tú, trẻ trung. Quân đội thu nhận được trình độ kỹ thuật cao, nắm giữ chìa khoá của khoa học kỹ thuật tân tiến. Hơn nữa quân nhân là những người đầy nhiệt huyết, biết hy sinh, có lòng dũng cảm, có tinh thần cách mạng cao độ. Vì thế, khi tình thế đòi hỏi quân đội phải đứng ra lãnh nhiệm vụ lãnh đạo đất nước. Ðiều này đã xảy ra tại Ðại Hàn, Thái Lan, Hồi quốc, Việt Nam... Tự quân đội như thế đã mang bản chất chính trị. Vì vậy, quân đội ta mới thành lập Tổng cục Chiến tranh Chính trị với các sĩ quan có trình độ văn hoá, xã hội cao để nắm vai trò tác động tinh thần trong các đơn vị, đối phó với cộng sản trong cuộc chiến tranh mang màu sắc ý thức hệ. Không may ta bị thua ván cờ do sự tráo trở của đồng minh, để đất nước lọt vào tay bọn quỷ đỏ. Nhiệm vụ chúng ta không thể dừng lại. Trong trại tù, hay khi ra ngoài xã hội đầy rẫy xấu xa của Cộng sản, anh em quân nhân vẫn không ngừng đấu tranh. Tự bản thân là nung rèn ý chí bất khuất, đấu tranh chống lại cái lạnh, cái đói, thèm khát để không đầu hàng giặc. Xa hơn là động viên nhau, thương yêu đùm bọc, chia xẻ cho nhau để cùng nhau chống chỏi qua ngày tháng dài khổ đau, tủi nhục. Xa hơn nữa là khi tiếp xúc với quần chúng, giữ gìn tư cách, lập trường, làm sánh tỏ chính nghĩa quốc gia, vạch trần thủ đoạn bỉ ổi của cộng sản.

Ngày nay, định cư trên đất tạm dung khắp nơi trên thế giới, chúng ta khẳng định mình không phải là loại di dân kinh tế, tha phương cầu thực. Chúng ta vì hoàn cảnh đất nước phải tị nạn tại hải ngoại, lúc nào cũng ngóng về quê hương, góp phần gián tiếp hay trực tiếp cho phong trào đấu tranh dành lại chủ quyền. Ðiều này không những đúng cho cựu quân nhân, mà còn đúng cho tất cả những ai bỏ nước ra đi từ sau ngày quốc hận 30-4-1975. Chúng ta không những còn nhiệm vụ với tổ quốc dân tộc, mà còn nhiệm vụ với đất nước tạm dung, nơi mà một phần chúng ta, hay con cháu chúng ta sẽ nhận làm quê hương mới. Ðối với tổ quốc Việt Nam, chúng ta - ngày nay có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc - lẽ nào lại làm ngơ trước cảnh cùng cực của nhân ta ta còn ở lại bên kia bờ đại dương đang từng ngày quằn quại trong đau thương tủi nhục. Chúng ta lẽ nào quên hình ảnh những bà mẹ tuổi đã già mà hàng ngày phải làm quần quật kiếm miếng ăn. Chúng ta lẽ nào quên được hàng triệu trẻ em không được đến trường, phải lang thang đầu đường xó chợ lượm phế phẩm từ các đống rác để nuôi than. Bao em đã phải sa vào giới lưu manh cướp giật. Chúng ta lẽ nào quên các thiếu nữ Việt Nam xinh tươi không có tương lai mà phải bán mình cho bọn nhà giàu mới, bọn ngoại nhân, bọn Việt kiều phản động. Ai dửng dưng trước cảnh khổ đau của đồng bào, chiến hữu, bạn bè, thân nhân thì không xứng đáng làm người. Chúng ta không còn đủ sức lực đóng góp vào các phong trào phục quốc, thì hãy góp phần đấu tranh cho nhân quyền, hay ít ra không làm gì để nuôi sống thêm cái chế độ phi nhân tàn bạo Cộng sản. Nhiệm vụ chúng ta còn là giáo dục con cái hướng về quê hương, mong có ngày đem sở học về xây dựng lại quê hương quá điêu tàn... Biết bao điều mà chúng ta không cần phải tham gia đoàn thể nào cũng có thể làm được cho một Việt Nam trong tương lai. “Ðừng chê việc nhỏ mà không làm.” Ðối với Hoa kỳ, nơi đã rộng lòng cưu mang hơn nửa triệu dân Việt; thì đối lại ta phải làm việc. đóng thuế. Ðã đóng thuế, chúng ta lại có quyền hưởng phúc lợi khi khó khăn và quyền góp ý kiến cho chính quyền tốt hơn lên. Muốn thực hiện hai thứ quyền nói trên, ta phải tham gia vào sinh hoạt chính trị địa phương. Chỉ vài chục năm trước đây thôi, người da đen và Mexico còn bị kỳ thị bởi luật pháp của người da trắng. Do sự đấu tranh bền bỉ, mà ngày nay họ được bình đẳng. Xã hội Hoa Kỳ dân chủ thật đấy, tự do thật đấy, nhưng cái guồng máy thư lại khổng lồ khó bảo đảm được mọi sự hoàn chỉnh. Chúng ta không những đấu tranh để “có được” mà còn đấu tranh để “duy trì” điều có được. Tại sao các trường học có chương trình song ngữ cho học sinh Mexico, tại sao có tỷ lệ cho dân da đen vào đại học, mà dân ta với số lương gần 15000 người tại Austin, với tỷ lệ từ 15% đến 30% tại một số trường trung học, tiểu học, lại không đòi cho được chương trình song ngữ? Tại sao chúng ta không có nhân viên cảnh sát Việt Nam để bảo vệ an sinh của người Việt, tạo nhịp cầu giữa cư dân và chính quyền? Ðó là những vấn đề chính trị địa phương mà dân ta hầu như ít quan tâm đến. Luật chơi dân chủ Hoa kỳ là “Cho và Lấy” (give and take), muốn có quyền lợi, phải đóng góp, phải lên tiếng. Ði bầu là một sự “cho” có hiệu quả lớn, chúng ta nhớ rằng đôi khi cử tri phải quyên góp tiền để ủng hộ cho ứng cử viên mình chọn. Có thế, khi họ đắc cử, mình mới yêu cầu họ giải quyết vấn đề của mình nêu ra. Hãy nhớ chính cựu tổng thống George Bush đã nói rằng cộng đồng Việt Nam không đủ mạnh để áp lực chính quyền Mỹ về các vấn đề Việt Nam. Một sự kết hợp, một thư thỉnh nguyện, một giờ đi bầu, một dollar đóng góp là những hành vi chính trị cần thiết để tự bảo vệ lấy quyền lợi chính đáng của mình. Ðó. làm chính trị là như thế, anh em cựu quân nhân không nhất thiết phải nắm vai trò tiên phong trong sự nghiệp quang phục quê hương, mà có thể góp phần nhỏ nhoi của mình qua việc tương trợ anh em mới qua, anh em có khó khăn trong đời sống. Ðoàn kết nhất trí là hai điều kiện lớn nhất hiện nay của những người từng chiến đấu chung chiến hào, tạo được tiếng nói có trọng lượng để hỗ trợ cho các phong trào đòi Cộng sản Hà Nội trả lại quyền sống cho dân tộc Việt Nam.


Đỗ Văn Phúc

Họp Ban Chấp Hành / Tân Niên Hội Ngộ 2009



Saturday, January 10, 2009

Gửi các cô chú trong "Hội Ái Hữu Quân Trường Đồng Đế"



Nhân dịp năm hết tết đến con xin kính chúc cô chú một mùa Xuân mới nhiều điều may mắn-tràn đầy hạnh phúc,sức khoẻ dồi dào và tinh thần tráng kiện.
Con biết blog Đồng Đế một cách tình cờ,khi đang cố gắng tìm kiếm những người đồng đội của ba con,thì phát hiện ra trang blog.Khi đưa cho ba con xem,ỗng hết sức ngạc nhiên vì không ngờ lại những người có những người tâm huyết với ngôi trường đào tạo ra mình như vậy.
Sau năm 75.Ba bị đi cải tạo,rồi về lấy vợ sinh con.Nhiều lúc cha con ngồi tâm sự,ỗng nói tiếc cho cả một thế hệ bị vùi lấp.Sau mấy mươi năm làm lụng tích góp bây giờ gia đình con cũng không đến nỗi tệ,anh con đang đi du hoc bên Úc,năm sau con sẽ đi.Con muốn tết năm nay sẽ cho ba con một điều bất ngờ,vì con đang cố gắng thu thập hình ảnh của ba và các bạn ba ngày xưa.Nãy giờ con quên nói ba con tên là Nguyễn Đắc sinh viên luật khoa trường Đại học luật Huế,sau đc tổng động viên đi sĩ quan,ỗng học khoá 5b/72 Tiểu đoàn 4 đại đội 733(con đính kèm theo mail một tấm hình của ỗng ngày xưa và hôm đi tiễn anh hai con ra phi trường)
Con muốn xin cô chú cho con địa chỉ mail của chú TĐ4 Australia
SVSQĐĐ K5B/72: ĐẶNG NGỌC BÍNH (đại đội 733 tiểu đoàn 4).Con đang cố gắng tìm kiếm những đồng đội của ông ngày xưa và những tấm hình kỉ niệm thời đó(hồi tiếp thu ông nội con đốt hết rồi)
Cho con thắc mắc thêm một điều là kĩ thuật phục hồi ảnh của Mỹ có tốt không ạh,vì con có mấy bức ảnh nhưng bị mờ rồi(bức ảnh chụp ba con cũng vậy,ra cho người ta phục hồi thì giống tranh vẽ quá)
Con chân thành cảm ơn cô chú đã đọc mail của con và cho con xin lỗi nếu văn chương của con lũn cũn quá.Con mong hồi âm của cô chú
Kính thư
Nguyễn Khánh

30.4.1975 - 30.4.2010