Ta trở lại Nha Trang
Ta về thăm Đồng Đế
Ba mươi sáu năm từ khi rời quân trường mẹ
Ta về đây với bao nỗi bồi hồi
Đứng trước cổng trường, nhớ kỷ niệm buồn vui
Nhớ đồng môn,
nhớ bạn bè,
nhớ chiến hữu ...
Nhớ ngày di hành, nhớ đêm nằm gác
Nhớ khu chiến thuật, nhớ bãi bắn, nhớ đoạn đường chiến binh
Nhớ bãi “ruồi” rù rì, nhớ bãi tiên, nhớ ba làng,
Nhớ bánh mì đường, nhớ canh cá mối
Ta đi lại vài đoạn đường lúc trước
Nhớ những lần chinh phục đỉnh hòn khô
Trong tình cờ ta gặp được em,
Một đuôi đạn đồng rỉ sét
Em là chứng tích của một thời oanh liệt
Đã làm nên những trang sử hào hùng
Có những thằng đỏ lon
Có những thằng nằm xuống
Cho tự do,
Cho tổ quốc
Cho dân chủ
Cho ấm no
Nhưng hôm nay, ta trở lại chốn xưa
Bằng thân phận một người không tổ quốc
Quân trường ấy, bây giờ thay chủ
Ta ngậm ngùi, lệ ứa ướt hàng mi
Dưới chân ta, viên đạn cũ đợi người
Em nằm đó nhìn biển dâu, thay đổi
Anh không còn “ngàn năm thao diễn nghỉ”
Em vẫn còn “xõa tóc đợi chờ ai”
Nha Trang, chân bước ngập ngừng
Mênh mông biển cả, chập chùng núi non!
Lê Văn Thắng
Nha Trang 6/2009
Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm Tữ Nạn tại Sa Huỳnh, Quảng Ngãi ngày 29 tháng 3 năm 1975 cùng tất cả ban tham mưu Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh trên chiếc trực thăng UH1H khoảng hơn 10 ngưòi / chỉ 1 người duy nhất còn sống trong tai nạn này là Trưởng Phi Cơ cũng là Phi Đoàn Trưởng Trung Tá Lê Ngọc Bình Phi Đoàn 257 Trực Thăng Không Đoàn 51 Sư Đoàn 1 Không Quân, chuyến bay cất cánh từ phi trường Non Nước Đà Nẵng trên đường di tản về Tuy Hòa bị bắn chao đão và cánh quạt đụng nước tại gần bờ biển giữa Sa Huỳnh và Bồng Sơn. Gia Đình cũng như không một ai biết tin, hơn 32 năm sau Ký Giả Huy Phương SBTV.TV đã đến Lafayyette, Louisiana phỏng vấn toàn bộ câu chuyện về cái chết của Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm người Anh Hùng của QLVNCH.
Hình trên do em trai Chuẩn Tướng Điềm cung cấp và DVD tòan bộ cuộc phỏng vấn trên SBTN nhân cuộc gặp gở tại Denver, Colorado nhân ngày quân lực 19 tháng 6 năm 2009.Các tư lệnh sư đoàn
Danh sách các tư lệnh[4] từ đến
Đại tá Lê Văn Nghiêm 15.01.1955 15.12.1955
Đại tá Nguyễn Khánh 15.12.1955 14.08.1957
Đại tá Tôn Thất Đính 14.08.1957 09.08.1958
Đại tá Nguyễn Văn Chuân 09.08.1958 30.07.1959
Đại tá Tôn Thất Xứng 30.07.1959 02.12.1960
Đại tá Nguyễn Đức Thắng 02.12.1960 01.10.1961
Đại tá Nguyễn Văn Thiệu 01.10.1961 08.12.1962
Đại tá Đỗ Cao Trí 08.12.1962 22.11.1963
Đại tá Nguyễn Văn Hiếu 22.11.1963 12.12.1963
Đại tá Trần Thanh Phong 12.12.1963 19.02.1964
Đại tá Nguyễn Chánh Thi 19.02.1964 21.10.1964
Đại tá Nguyễn Văn Chuân 21.10.1964 14.03.1966
Chuẩn tướng Phan Xuân Nhuận 14.03.1966 18.16.1966
Thiếu tướng Ngô Quang Trưởng 18.16.1966 23.08.1970
Thiếu tướng Phạm Văn Phú 23.08.1970 12.11.1972
Chuẩn tướng Lê Văn Thân 12.11.1972 31.10.1973
Đại tá Nguyễn Văn Điềm 31.10.1973 30.04.1975Năm 1959, Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) tái tổ chức các sư đoàn dã chiến 1, 2, 3, 4 và 6 sư đoàn khinh chiến 11, 12, 13, 14, 15, 16 thuộc quân đội Quốc gia Việt Nam thành 7 sư đoàn bộ binh, gồm Sư đoàn 1, Sư đoàn 2, Sư đoàn 5, Sư đoàn 7, Sư đoàn 21, Sư đoàn 22 và Sư đoàn 23 Bộ binh. Mỗi sư đoàn với quân số 10.500 quân nhân.
Sư đoàn 1 Bộ binh đặt bộ tư lệnh tại Huế, thuộc Quân đoàn I, Quân khu I, và gồm có các đơn vị trực thuộc: Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh, ba trung đoàn bộ binh tác chiến (Trung đoàn 1, 3, 51 và 54), Đại đội Hắc Báo Trinh sát/Viễn thám Sư đoàn 1 Bộ binh, Thiết đoàn 7/Lữ đoàn 1 Kỵ binh, ba tiểu đoàn pháo binh 105 mm, một tiểu đoàn pháo binh 155 mm và một số đơn vị yểm trợ: Đại đội 101 Quân cảnh, Tiểu đoàn Quân Y Sư đoàn 1 Bộ binh, Tiểu đoàn 1 Công binh, và các đơn vị truyền tin, vận tải, quân cụ, quân nhu. Năm 1975
Tháng 3 năm 1975, Sư đoàn 1 Bộ binh cùng Liên đoàn 15 Biệt động quân, chịu trách nhiệm bảo vệ hướng Tây và Nam tỉnh Thừa Thiên. Trong lúc hành quân, sư đoàn được lệnh rút về cửa Tư Hiền để thực hiện lệnh tái phối trí Quân đoàn I. Theo kế hoạch rút quân, Sư đoàn 1 Bộ binh cùng các đơn vị phụ thuộc sẽ tập hợp tại cửa Tư Hiền, vượt đầm Cầu Hai, qua đèo Hải Vân rồi theo Quốc lộ 1 về Đà Nẵng. Kế hoạch này không tiến hành như dự kiến, vì ngày 21 tháng 3 năm 1975, Sư đoàn 324B và Sư đoàn 325 của Cong San Bac Viet cùng Trung đoàn Trị Thiên biệt lập, đồng loạt tấn công dọc theo tuyến phòng thủ sông Bồ kéo dài đến Phú Lộc. Tại các trận tuyến Mõ Tàu, núi Bông và các cao điểm nơi có mặt Trung đoàn 1, 51, 54 thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh, giao tranh xảy ra quyết liệt và gây thiệt hại nặng cho các đơn vị tấn công. Khi các đơn vị Sư đoàn 1 Bộ binh về đến cửa Tư Hiền, Duyên đoàn 13 Hải quân chịu trách nhiệm đưa quân qua sông bị khó khăn và không làm tròn trọng trách đó nên Sư đoàn 1 Bộ binh tan rã tại đây, và chỉ có khoảng 4.000 quân nhân về được đến Đà Nẵng.
HISTORY FIRST DIVISION
BCH đóng tại Huế, chịu trách nhiệm Tiểu khu Quảng Trị-Thừa Thiên. Là một trong những đại đơn vị đầu tiên của QLVNCH, thành lập ngày 1 tháng 1/1955 bởi 3 Liên đoàn Chiến thuật Lưu động, Sư đoàn 1 BB với danh hiệu đầu tiên là Sư đoàn 1 Dã chiến rồi đổi thành Sư đoàn 1 Bộ binh từ 1959, trong hơn 20 năm từ ngày thành lập cho đến ngày được lệnh rút quân khỏi chiến trường Trị Thiên (3-1975), SD 1 BB là Sư đoàn Bộ binh đầu tiên mà tất cả quân nhân thuộc Sư đoàn được mang giây biểu chương Bảo Quốc Huân Chương màu tam hợp. Suốt 20 năm trấn giữ tuyến đầu của Việt Nam Cộng Hòa, Sư đoàn 1 Bộ Binh là hình ảnh của sự bảo bọc, gìn giữ Huế trong suốt những năm dài lửa đạn.
Ngay sau khi thành lập, Sư đoàn 1 Bộ binh (ban đầu mang danh hiệu là Sư đoàn Dã chiến 21 rồi đến Sư đoàn Dã chiến số 1) được giao phó trọng trách bảo vệ giới tuyến và hai tỉnh Quảng Trị-Thừa Thiên. Trong giai đoạn từ 1955-1956, lực lượng chính của Sư đoàn được phối trí như sau: một trung đoàn trách nhiệm từ phía bắc sông Thạch Hãn đến phía nam sông Bến Hải, Bộ Chỉ huy đặt tại Đông Hà; một trung đoàn bảo vệ các quận phía Nam sông Thạch Hãn đến địa giới hai tỉnh Trị Thiên, Bộ Chỉ huy Trung đoàn đặt tại La Vang; trung đoàn thứ ba trách nhiệm tỉnh Thừa Thiên, Bộ Chỉ huy đặt tại cây số 17 ở phía Bắc Huế. Bộ Tư lệnh Sư đoàn đặt tại trại Mang Cá (đến cuối năm 1971).
Vào đầu năm 1957, theo sự phân nhiệm của bộ Tổng Tham mưu, Sư đoàn 16 Khinh chiến sau thời gian hoạt động tại Bình Định-Phú Yên được điều động ra tỉnh Quảng Trị, trách nhiệm phòng thủ từ Bến Hải cho đến phía nam tỉnh lỵ Quảng Trị, còn Sư đoàn Dã chiến số 1 trách nhiệm các cụm tuyến trọng điểm ở vùng núi Tây Nam Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên. Đầu năm 1959, Sư đoàn 16 Khinh chiến được giải tán cùng với 3 Sư đoàn Khinh chiến khác, 1/3 quân số của Sư đoàn này sát nhập vào Sư đoàn Dã chiến số 1 được cải danh thành Sư đoàn 1 Bộ binh.
Từ 1959 đến tháng 10/1971, Sư đoàn 1 BB trở lại khu trách nhiệm ban dầu và lực lượng được phối trí như giai đoạn 1955-1956. Từ 1965 trở đi, các trung đoàn được phân nhiệm vùng hoạt động gần như cố định: TRD 2 BB trách nhiệm khu vực giới tuyến bao gồm Đông Hà, Cam Lộ, Gio Linh; TRD 1 BB trách nhiệm các quận phía Nam tỉnh Quảng Trị, TRD 3 BB trách nhiệm khu vực tỉnh Thừa Thiên. Đến tháng 6/1968, TRD 54 BB được thành lập, trách nhiệm phòng thủ phía Nam Thừa Thiên, bộ Chỉ huy hậu cứ đồn trú tại Long Thọ, bộ Chỉ huy Hành quân đặt tại Phú Thứ.
Tháng 10/1971, Sư đoàn 3 Bộ binh được thành lập với thành phần nòng cốt là 5 Tiểu đoàn của TRD 2 BB chuyển sang, trách nhiệm phòng thủ từ phía Nam Bến Hải đến địa giới Quảng Trị-Thừa Thiên. Lúc bấy giờ Sư đoàn 1 Bộ binh chỉ còn lại 3 trung đoàn Bộ binh được phối nhiệm như sau: TRD 1 BB trách nhiệm khu vực Bắc Thừa Thiên, bộ Chỉ huy Trung đoàn đặt tại căn cứ Hòa Mỹ; TRD 3 BB trách nhiệm khu vực chánh Tây Thừa Thiên, bộ chỉ huy hành quân đặt tại căn cứ An Đô; TRD 54 BB trách nhiệm phía Nam Thừa Thiên, bộ Chỉ huy Hành quân đặt tại căn cứ La Sơn.
Từ đầu năm 1972, bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 BB và các đơn vị yểm trợ, cùng hậu cứ TRD 54 BB tiếp nhận đại căn cứ Giạ Lê do Quân đội Hoa Kỳ chuyển giao. Đến mùa hè 1972, do tình hình chiến trường, TRD 1 BB được điều động hợp lực cùng với TRD 54 BB án ngữ tuyến Tây Nam Huế, bộ Chỉ huy Hành quân Trung đoàn đặt tại căn cứ Hữu Cát, hậu cứ Trung đoàn này dời về đóng chung với Sư đoàn tại Giạ Lê.
Đầu năm 1973, Sư đoàn 1 Bộ binh có thêm Trung đoàn thứ 4: đó là TRD 51 BB biệt lập được lệnh sát nhập để trở thành một trung đoàn cơ hữu của Sư đoàn.
Từ mùa hè 1972 đến tháng 3/1975, Sư đoàn 1 Bộ binh dưới quyền 3 vị Tư lệnh kế tiếp nhau: Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Chuẩn tướng Lê Văn Thân, Chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm, đã giữ vững phòng tuyến tây nam Huế, vô hiệu hóa hoạt động của SD 324B CSBV và 3 Trung đoàn của B5 tăng cường.
Tháng 3/1975, trong khi SD 1 BB cùng LD 15 BDQ đang hành quân trong vùng trách nhiệm Tây Nam tỉnh Thừa Thiên, thì được lệnh rút về cửa Tư Hiền để tái phối trí. Theo kế hoạch rút quân, các đơn vị phụ thuộc SD 1 BB sẽ tập hợp tại cửa Tư Hiền, vượt đầm Cầu Hai, qua đèo Hải Vân rồi theo QL 1 về Đà Nẵng. Dọc theo tuyến phòng thủ sông Bồ kéo dài đến Phú Lộc, tại các trận tuyến Mõ Tàu, núi Bông, TRD 1, 51 và 54 BB đã giao tranh quyết liệt với SD 324B, 325 CSBV cùng TRD Trị Thiên biệt lập. Khi các đơn vị SD 1 BB về đến cửa Tư Hiền, do Duyên đoàn 13 Hải quân chịu trách nhiệm đưa quân qua sông gặp khó khăn, Sư đoàn tan hàng tại đây, chỉ có khoảng 4.000 quân nhân về được đến Đà Nẵng.
Đơn vị trực thuộc
DD 1 TS
TD 10 PB
TD 11 PB
TD 12 PB
TD 14 PB
TRD 1 BB
TRD 3 BB
TRD 51 BB
TRD 54 BB
Chỉ huy